Cùng điểm qua những dấu hiệu cấp và mãn tính của bệnh gút.

Cấp và mãn tính là hai giai đoạn bệnh gút dễ nhìn thấy nhất. Dấu hiệu của hai giai đoạn này thường biểu hiện như thế nào hãy cùng tìm hiểu với bài viết những dấu hiệu cấp và mãn tính của bệnh gút để hiểu thêm về bệnh gút và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé. 

Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn cấp tính.

Thông thường ở giai đoạn đầu người bệnh rất khó nhận biết các dấu hiệu bệnh gút vì lúc này nồng độ acid uric tăng cao nhưng không gây ra triệu chứng gì cụ thể. Đến một giai đoạn nhất định, các tinh thể muối urat có hình thù sắc nhọn sẽ gây viêm khớp. Trước khi các cơn đau xuất hiện người bệnh có dấu hiệu sốt cao, đau nhức khớp, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ói mửa kèm theo các dấu hiệu khác tại khớp là:

   - Cảm giác ấm, đau, sưng và yếu ở các khớp thường là khớp ngón chân cái, khớp bàn tay, mắt cá chân, đầu gối,… Cơn đau thường bắt đầu vào ban đêm, nhiều đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến mức độ không chịu nổi. Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài tới mấy giờ trong đêm rồi giảm trong vòng 2-7 ngày sau đó.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở bàn chân.
   - Khi cơn gút giảm, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa.
   - Da rất đỏ và hơi tía xung quanh khớp bị nhiễm gút. Khớp đó có thể trông như bị nhiễm trùng.
   - Bị giới hạn cử động ở khớp bị nhiễm gút.

Những dấu hiệu bệnh gút này rất dễ nhầm lẫn với các chứng bong gân, đau khớp và cho rằng khớp hết sưng viêm thì bệnh đã khỏi hẳn.

Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn mãn tính.

Càng về sau các đợt viêm khớp càng kéo dài, khoảng cách giữa các đợt ngày càng ngắn lại, không còn tự khỏi, sau 2-3 năm trở thành bệnh gút mãn tính. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn bởi tình trạng viêm ở nhiều khớp có thể đối xứng kèm theo nhiều u cục (hạt tophi) xuất hiện ở các khớp ngón chân, bàn chân, khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối,…

Các hạt tophi có thể gây nhiễm trùng khớp, giai đoạn muộn sẽ xảy ra tình trạng cứng khớp, biến dạng khớp, teo cơ gây mất khả năng vận động dẫn đến tàn phế, bại liệt. Ngoài ra, bệnh gút giai đoạn mãn tính còn gây ra biến chứng sỏi thận, suy thận hay bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch từ đó mắc các bệnh về tim mạch có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh gút giai đoạn mãn tính còn gây biến dạng xương khớp.

Làm gì khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh gút.

Không giống với những bệnh viêm khớp khác, gút (đông y gọi là thông phong) là bệnh rất khó điều trị trị và cần đến sự phối hợp của nhiều phương pháp. Ngay khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh gút người bệnh nên đi kiểm tra nồng độ acid uric trong cơ thể, kiêng và hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đạm cũng như bia rượu cũng như cần phối hợp với cơ sở điều trị để tìm cách khắc phục và hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.