Bệnh gút hiện nay đã rất phổ biến, bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc lao động hằng ngày. Hiện nay, đã phát hiện được nhiều yếu tố gây bệnh. Cùng tìm hiểu 7 yếu tố làm tăng nồng độ acid uric trong máu, nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.
Nguyên nhân gây bệnh gút.
Gút là căn bệnh có từ hàng ngàn năm trước. Triệu chứng
điển hình của bệnh gút đó là đau nhức nhất là về đêm, sưng đỏ, hạn chế vận động
ở các khớp. Tuy là bệnh nguy hiểm, rất hay gặp nhất là nam giới nhưng có rất ít
người biết được yếu tố nào gây nên bệnh gút. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh gút
chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa nhân purin làm gia tăng nồng độ acid uric
trong cơ thể.
7 yếu tố làm tăng nồng độ acid uric trong máu có thể kể đến là:
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nhiều người có thói
quen ăn uống vô tội vạ như ăn nhiều đạm, thức ăn chứa nhân purin như hải sản
(tôm, cua, cá, sò, ốc, hến) thịt đỏ (thịt bò, thịt gà, thịt trâu, thịt dê…), nội
tạng động vật như óc, gan, tim, cật, lòng
mà không biết rằng mình đang “giúp” bệnh gút có cơ hội hình thành. Những
thực phẩm này cùng với bia rượu sẽ tích lũy dần dần khiến cho nồng độ acid uric
tăng cao và làm phát sinh bệnh gút.
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đạm, uống nhiều bia rượu là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. |
2. Béo phì: Không chỉ gây ra nhiều bệnh lý về tim mạch,
béo phì còn là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh gút. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy
rằng những người thừa cân, béo phì thì nguy cơ mắc bệnh gút sẽ cao hơn gấp 5 lần
so với người có thân hình cân đối.
3. Ảnh hưởng bởi thuốc: Có thể bạn không biết nhưng việc
sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu furosemid, thiazid, levodopa,
aspirin… cũng làm giảm rối loạn chuyển hóa acid uric, giảm thải acid uric qua
thận là nguyên nhân bệnh gút rất phổ biến hiện nay.
4. Giảm thải acid uric qua thận: Axit uric sẽ được đào thải
qua nước tiểu tuy nhiên nếu mắc các bệnh lý về thận, chức năng thận suy giảm sẽ
khiến cho việc bài trừ bị ngưng trệ làm chúng tích tụ lại và từ đó gây nên bệnh
gút.
5. Yếu tố sức khỏe: Một số căn bệnh liên quan đến rối loạn
chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, … cũng có thể mắc bệnh gút.
6. Bất thường về enzzim, trục trặc về gen: Do thiếu hụt
hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT. Đây là enzym tham gia trực tiếp vào quá
trình chuển hóa acid uric, nếu gen này có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nồng
độ axit uric trong cơ thể.
7. Yếu tố gia đình: Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh gút nếu
trong gia đình có người thân đã từng mắc bệnh vì căn bệnh viêm khớp này có tính
di truyền do gen, cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống.
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh gút thường gặp
nhất. Acid uric tăng không chỉ gây viêm sưng khớp khiến người bệnh đau đớn, khó
khăn khi đi lại vận động mà còn gây mất khả năng vận động, tàn phế, bại liệt thậm
chí là suy thận dẫn đến tử vong. Do đó phòng bệnh gút bạn nên ăn uống hợp lý,
không nên ăn quá nhiều hải sản (tôm, cua, cá, hàu…), các loại thịt đỏ, hạn chế
uống bia rượu. Bên cạnh đó, nên tập thể thao mỗi ngày và duy trì cân nặng ở mức
hợp lý.